Nhật Bản thuộc vùng ôn đới, có 4 mùa rõ rệt. Gồm 4 đảo chính, theo thứ tự từ bắc xuống nam là: Bắc Hải Ðạo (Hokkaido). Bản Châu (Honshu), Tứ Quốc (Shikoku) và Cửu Châu (Kyushu) và hàng ngàn đảo nhỏ. Nhật Bản còn có mỹ danh là xứ Anh Ðào
Vì người Nhật rất thích nên trồng cây hoa Anh Ðào khắp nước, hay xứ Mặt Trời Mọc (The Land of Rising Sun) vì Nhật Bản là quốc gia ở vùng cực đông. Vào thế kỷ thứ 4, Nhật Bản đã lấy tên nước là Ðại Hòa (Yamato), vì vậy người Nhật còn được gọi hay nhận là Hòa Nhân. Thời xưa, Trung Hoa gọi Nhật Bản là "Nụy Quốc" (nước của những người lùn) hay "Phù Tang" (sứ có nhiều cây Phù Tang, tức một loại cây dâu). Năm 670, đầu niên hiệu Hàm Hưởng nhà Ðường, Nhật Bản gởi một sứ bộ đến chúc mừng triều đình Trung Quốc nhân dịp vừa bình định Cao Ly (Triều Tiên) và từ đó được đổi tên là Nhật Bản.
Theo thần thoại Nhật Bản trong Cổ Sự Ký (Kojiki) viết vào đầu thế kỷ thứ 8, thuở ban sơ, vũ trụ chưa có hình thù. Có tới tám trăm vạn thần linh, sống ở trên Cánh Ðồng Trời, từ đó nhìn xuống chì thấy bóng tối, sương mù và nước. Hai vị thần trong tuổi thanh xuân là chàng Izanagi và nàng Izanami nhận nhiệm vụ làm cho mặt đất đi theo đời sống mà sinh sôi nẩy nở. Họ bước qua Thiên Phù Kiều là chiếc cầu nối trời và đất, quậy sóng cho kết đọng lại mà thành đảo Onogoro và xuống đó, đây là sáng tạo đầu tiên của họ. Họ bắt tay dựng trụ trời và xây nhà trên quê hương mới.
Rồi hai vị thần trẻ quên mình là thần linh, sống như con người, kết hôn với nhau sinh "con" đầy đàn... là những đảo khác tạo thành quần đảo Nhật Bản ngày nay. Rồi Izanagi sinh ra thần Mặt Trời (Amaterasu = Thiên Chiếu Ðại Thần) là nữ thần nhan sắc và ánh sáng (tượng trưng cho phụ nữ Nhật) từ mắt trái, thần Mặt Trăng (Tsukiyomi) từ mắt phải và thần Bão (Susanoo) từ mũi của mình.
Sau đó, nữ thần Mặt Trời phái cháu trai của mình là Ninigi giáng thế, chinh phục vùng Izumo. Ninigi gặp và lấy con gái sinh đẹp của thần Oyamatsumi sinh ra hai con trai là Hoderi và Hoori . Hoori sau lấy công chúa Thủy Cung Toyotama sinh được một con trai. Người con trai này lấy em gái của Toyotama sinh ra bốn hoàng tử, họ chinh phục xứ Yamato (Ðại Hòa). Sau khi các anh chết, hoàng tử út lên ngôi xưng là Thiên Hoàng Jinmu (Thần Vũ), đó là Thiên Hoàng đầu tiên gọi là Hoàng Kỷ (kỷ nguyên Thiên Hoàng), cai trị xứ Yamato tức Nhật Bản năm 660 BC... truyền tới nay là 125 đời.
Dân tộc Nhật Bản nguyên là kết hợp của những người bản địa và di dân xa xưa như người Eskimo từ phương bắc, Trung Hoa hay Triều Tiên từ phương tây và một số đảo quốc ở phương nam. Sau đó đất nước phát triển tháp nhập thêm sắc dân Inu ở Bắc Hải Ðạo và dân Okinawa.
Nguyên có khoảng 100 bộ lạc hay 100 xứ, với vua hay nữ hoàng và tôn giáo riêng. Nhưng từ thời đại Ðại Hòa (Yamato) hay còn gọi là Cổ Phần (Kofun) vì có nhiều phần mộ lớn, thế kỷ thứ 4, sau khi thống nhất đất nước thì chỉ có 1 dòng họ làm vua và 1 tôn giáo dân tộc là Thần Ðạo (Shinto). Thật vậy, Thiên Hoàng Nhật thuộc một dòng họ duy nhất truyền từ xưa tới nay gồm 125 đời, trong số đó, thời xa xưa có 6-7 đời Thiên Hoàng là phụ nữ. Theo truyền thuyết Thần Ðạo, vua được coi là con trời nên tự xưng là "Thiên Tử" (Tenshi) hay còn gọi là "Thiên Hoàng" (Tenno, Sumeragi, Sumerogi) chứ không gọi là "Hoàng Ðế", còn người Nhật là con cháu Thái Dương Thần Nữ/Nữ Thần gọi là "Amaterasu Omikami" (Thiên Chiếu Ðại Thần hay Thiên Chiếu Ðại Ngự Thần) nên họ thờ Mặt Trời. Thời xứ quân với các Tướng Quân (Shogun) làm lãnh chúa, Thiên Hoàng yếu thế, có khi bị xứ quân uy hiếp hoặc ám hại, nhưng không ai cướp ngôi vua. Ðến thời Minh Trị (Meiji) Thiên Hoàng đánh bại xứ quân Ðức Xuyên (Tokugawa), chấm dứt loạn xứ quân và thâu tóm quyền lực vào tay Thiên Hoàng.
Về tôn giáo, thời Thánh Ðức Thái Tử (Shotoku Taishi, một Thiên Hoàng lỗi lạc), từ năm 593 đã cổ võ Phật Giáo và sau đó họ cũng có "Tam Giáo Ðồng Nguyên" là Thần Ðạo, Nho Giáo và Phật Giáo. Nay thì có nhiều tôn giáo lớn và hàng trăm giáo phái nhỏ. Họ trọng tư tưởng, mỹ thuật và sức mạnh
Thiên Hoàng hiện nay là đời thứ 125, tên Minh Nhân (Akihito), sinh ngày 23/12/1933, lên ngôi năm 1989, hiệu là "Bình Thành" (Heisei), với ý nghĩa là thành đạt hòa bình. Nhật Bản cũng như Thái Lan, Ðài Loan hiện nay hay Việt Nam... khi xưa, vẫn dùng niên lịch thính theo niên hiệu vua đang tại vị, như năm 1997 tức "Heisei" 9, năm 1945 tức "Showa 20" , người không quen sẽ khó tính ra dương lịch vì vậy đôi khi giấy tờ phải ghi thêm dương lịch bên cạnh. Thiên Hoàng Akihito là nhà sinh hóa về cá, viết sách... Kết hôn năm 1959 với cô Mỹ Trí Tử (Michiko) sinh năm 1934, con một thương gia. Hoàng Hậu Mỹ Trí Tử thích văn học, âm nhạc, thủ công, quần vợt... Họ có 3 người con là Hoàng Thái Tử Ðức Nhân (Naruhito) sinh ngày 23/2/1960 kết hôn với cô Chính Tử (Masako Owada) năm 1993 có một gái, công chúa Aiko, sinh ngày 1 tháng 12, 2001. Hoàng Tử Thu Tiểu Chi Cung (Akishinonomiya) sinh năm 1965 kết hôn với Kỷ Tử (Kiko) năm 1990, sinh được 2 con gái và một hoàng tử và Công Chúa Kỷ Cung (Norinomiya Sayako) sinh năm 1969 và đã kết hôn.
1- Thời đại Thằng Văn (Jomon) khoảng 8.000 năm: 8.000 năm - thế kỷ thứ 3 trước kỷ nguyên.
Gọi là Thằng Văn vì các đồ gốm có trang trí các tua hình dây thừng hay có in hoa văn hình dây thừng. Sinh hoạt bằng săn bắn và đánh cá.
2- Thời đại Di Sinh (Yayoi) khoảng 600 năm: Thế kỷ thứ 3 trước - thế kỷ thứ 3 sau kỷ nguyên.
Chịu ảnh hưởng văn hóa Triều Tiên, Trung Hoa. Ðã bắt đầu trồng lúa và biết dùng kim thuộc.
3- Thời đại Ðại Hòa (Yamato) khoảng 400 năm: Thế kỷ thứ 4 - hậu bán thế kỷ thứ 7.
Vương tộc và hào tộc xây cổ phần (ngôi mộ lớn). Cuối thời này xuất hiện thêm thời đại Phi Ðiểu (Asuka).
4- Thời đại Na Lương (Nara) từ năm 710, kéo dài 74 năm:
Chọn Nara làm kinh đô.
5- Thời đại Bình An (Heian) từ năm 794 kéo dài khoảng 400 năm:
Chọn Kinh Ðô (Kyoto) làm kinh đô.
6- Thời đại Liêm Thương (Kamakura) từ năm 1192 kéo dài khoảng 140 năm:
Bắt đầu thời đại Mạc Phủ (Makufu) tức Sứ Quân (Shogun) và Vũ Sĩ (Samurai).
7- Thời đại Thất Ðinh (Muromachi) từ năm 1338 khoảng 240 năm:
Giữa thời này loạn lạc khắp nơi, nên giai đoạn này gọi là thời đại Chiến Quốc (Sengoku).
8- Thời đại An Thổ Ðào Sơn (Azuchi Momoyama) từ hậu bán thế kỷ 16 kéo dài khoảng 30 năm:
Chức Ðiền Tín Trường (Orita Nobunaga) và Phong Cơ Tú Cát (Toyotomi Hideyoshi) thống nhất Nhật Bản.
9- Thời đại Giang Hộ (Edo) từ năm 1603 kéo dài khoảng 260 năm:
Ðức Xuyên Gia Khang (Tokugawa Ieyasu) lập Mạc Phủ (Makufu, như phủ chúa thời Trịnh - Nguyễn bên Việt Nam, lấn áp cả Thiên Hoàng) ở Giang Hộ tức Ðông Kinh (Tokyo) ngày nay.
10- Thời đại Minh Trị (Meiji, 1868 - 1912) được coi là thời Cận Ðại và Ðại Chính (Taisho 1912 - 1926),
Chiêu Hòa (Showa 1926 - 1989), Bình Thành (Heisei 1989- ) được coi là thời Hiện Ðại, từ 1868 tới nay.
Nhật Bản và các nước
1) Nhật Bản trước thế chiến thứ hai
Thời Minh Trị, do áp lực của Hoa Kỳ, Nhật Bản chịu mở cửa, Hoa Kỳ cùng các đại cường Anh, Pháp, Nga đã ép Nhật Bản ký những hiệp ước bất bình đẳng. Như tính theo vàng thì 1 Mỹ Kim = 2 Yen, nhưng Hoa Kỳ bắt ép đổi lấy 4 Yen. Thương gia Hoa Kỳ đổi 1 Mỹ Kim ra 4 Yen rồi đem 4 Yen qua Hồng Kông hay Thượng Hải đổi lại thành 2 Mỹ Kim. Các cường quốc thì lo ngại một ngày kia Nhật Bản sẽ vùng lên nên hạn chế việc truyền kiến thức kỹ thuật cho Nhật Bản. Nhật Bản phải nhẫn nhục đi học đế quốc hạng nhì như Hà Lan... về đúc súng và đóng thuyền để chờ ngày phục hận. Về tàu chiến, Hoa Kỳ và Anh ép Nhật phải chấp nhận nguyên tắc 5-5-3, tức Hoa Kỳ và Anh làm 5 thì Nhật Bản chỉ được làm 3...
Nhưng rồi từ từ Nhật Bản cũng học đuợc của Âu Mỹ 3 điều chính: kỹ thuật, tinh thần dân chủ cũng như tinh thần đế quốc. Khi Nhật Bản bắt đầu hùng mạnh, cụ thể là chiến thắng oanh liệt hạm đội Nga tại eo biển Ðối Mã năm 1905. Các đế quốc cũ lo sợ, tìm mọi cách hạn chế việc sản xuất vũ khí nhất là tầu chiến của Nhật. Nước Nhật dân đông, lại quá ít tài nguyên, nên Nhật Bản lại cần tài nguyên và thị trường hơn cả các đế quốc đi trước. Thế là học gây chiến tranh
2) Nhật Bản trong thế chiến thứ hai
Trong khi Hitler khai chiến ở Âu Châu thì Nhật Bản hỗ trợ bằng cách khai chiến ở Á Châu năm 1939, cụ thể là bất ngờ mở trận không tập Trân Châu Cảng (Honolulu, Hawaii) . Nhật Bản đã thắng lớn trong trận này nhưng vô tình đưa Hoa Kỳ vào cuộc chiến. Nhật Bản đem lòng dũng cảm ra đối đầu với Hoa Kỳ là nước hơn trội về kỹ thuật, tài nguyên và nhân lực. Khoảng 3,1 triệu binh sĩ và thường dân Nhật đã hy sinh vẫn không cản được bước tiến của binh sĩ Hoa Kỳ. Hoa Kỳ ngay khi khai phát ra bom nguyên tử, để tiết kiệm xương máu và mau chấm dứt cuộc chiến, đã quyết định thả 2 qủa bom nguyên tử xuống Quảng Ðảo (Hiroshima) ngày 6/8/1945 và Trường Kỳ (Nagasaki) ngày 9/8/1945. Ngày 14/8/1945, Nhật Hoàng Hirohito lần đầu tiên lên tiếng trên đài phát thanh kêu gọi đầu hàng vô điều kiện.
Thời đó, Nhật Bản có khoảng 10 hàng không mẫu hạm (nay thì không còn chiếc nào) và khoảng 28.000 phi cơ, trong khi Hoa Kỳ có khoảng 15 hàng không mẫu hạm và khoảng 100.000 phi cơ. Vũ khí cá nhân của lính Nhật Bản là súng tường 38 nặng gần 4 kg, nạp đạn bắn từng phát một, trong khi lính Hoa Kỳ dùng súng Carbin M1 nặng 2,5 kg, bắn không cần lên đạn, liên tục 1 băng 30 phát. Nhật Bản phải đi mua dầu, trong khi dầu hỏa của Hoa Kỳ gần như vô tận... Vì qúa chênh lệch về phương tiện như vậy nên lính Nhật đã phải hy sinh rất nhiều, lấy sự dũng cảm cũng như động viên dân chúng để bù đắp cho sự thiếu thốn. Qua Thế Chiến Thứ 2, Nhật Bản chết khoảng 3,1 triệu người, trong số đó có 2,3 triệu binh sĩ. Thường dân đa số bị chết do trận không tập Ðông Kinh ban đêm ngày 10/3/1945, khi không quân Hoa Kỳ huy động tối đa lực lượng ở á Châu, gồm hàng ngàn máy bay, mà chủ yếu là oanh tạc cơ B29 mở trận oanh tạc đêm ngay trên thành phố khiến cho khoảng 200.000 người thiệt mạng. Hàng năm, ngày 10/3 được coi là ngày "Hòa Bình Ðông Kinh". Và 2 trái bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki khiến cho khoảng 200.000 khác người thiệt mạng. .
3) Nhật Bản sau thế chiến thứ hai
Hội nghị Yalta II của các lãnh tụ Ðồng Minh gồm Tổng Thống Hoa Kỳ Harry S. Truman, Chủ Tịch Nga Stalin, Thủ Tướng Anh Winson Churchill và Tổng Thống Trung Hoa Tưởng Giới Thạch quyết định số phận 2 nước bại chiến Ðức Quốc và Nhật Bản. Hội nghị quyết định chia Ðức Quốc làm 2, 1 nửa phía tây do Hoa Kỳ, Anh Quốc và Pháp Quốc, 1 nửa phía đông do Liên Sô chi phối. Nhật Bản thì bị chia làm 3, miền bắc do Liên Sô, miền trung do Trung Hoa, miền nam do Hoa Kỳ chi phối và đặc biệt xử tử Nhật Hoàng Hirohito cũng như một số lãnh tụ chính trị và quân sự như những tội phạm chiến tranh.
Thống Tướng Mac Arthur là Tư Lệnh Lực Lượng Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương đồng thời chỉ huy cuộc chiếm đóng Nhật Bản được lệnh thi hành quyết định của hội nghị Yalta II. Khi nghe tin này, hàng trăm ngàn người Nhật đã tràn xuống đường phố giăng biểu ngữ phản đối, yêu cầu rút lại quyết định của phe Ðồng Minh. Từng đoạn đường Thống Tướng Mac Arthur đi qua, một số cựu chiến binh Nhật qùy xuống, hướng về phía mặt trời biểu tượng của Nhật Hoàng và tổ quốc họ rồi mổ bụng tự sát để tỏ lòng trung thành của họ.
Trước dũng khí của người Nhật, Thống Tướng Mac Arthur không dám thi hành quyết định của hội nghị Yalta II. Ông không muốn Hoa Kỳ mang tiếng đã giết vị Thiên Hoàng thiêng liêng của họ, vì sẽ để lại vết nhơ muôn đời trong lịch sử Nhật Bản. Thiên Hoàng Hirohito là tư lệnh tuyệt đối, tất nhiên ông đã từng ra lệnh và có trách nhiệm về cuộc chiến, nhưng cạnh đó ông là biểu tượng của dân tộc Nhật Bản, một dòng họ duy nhất truyền liên tục 124 đời, giết ông là tạo vết thương lớn trong lòng toàn thể dân tộc Nhật. Ông đã khẩn cấp gọi điện báo cáo cho Tổng Thống Truman. Tổng Thống Truman liền liên lạc với các vị nguyên thủ kia, cuối cùng phe Ðồng Minh đồng ý hủy bỏ quyết định ở hội nghị Yalta II.
Người Nhật dù thất trận đã tỏ được lòng dũng cảm và yêu nước của họ khiến thế giới phải nể phục. Rồi với sự hỗ trợ của Hoa Kỳ, chỉ 15 - 20 năm sau họ đã nhanh chóng phục hồi và trở lại vai trò cường quốc và nay vượt qua cả nhiều cường quốc từng chiến thắng họ
Nhatban.net.vn