Tour du lịch Nhật Bản ngắm hoa anh đào

Khám phá Nhật Bản cảnh sắc bốn mùa: Mùa xuân với hoa anh đào, mùa thu với cây lá phong, mùa đông với bông tuyết trắng, mùa hè xanh mát.

Tour du lịch Thái Lan 5 ngày 4 đêm giá rẻ

Thưởng thức các món ăn ẩm thực đường phố Bangkok và Mua sắm thỏa thích tại thành phố Bangkok.

Tour du lịch châu Âu giá rẻ

Cơ hội đến Pháp ngắm tháp Eiffel nổi tiếng, thưởng thức bia Đức, thưởng thức món ăn Ý, mua sắm hàng hiệu ở Thụy Sĩ…..

Thứ Bảy, 18 tháng 10, 2014

ảnh đẹp tại Nhật Bản

Những bức ảnh đẹp mang đậm phong cách Nhật Bản


Mỳ Udon - Món Ăn Truyền Thống Của Người Nhật Bản

  Udon là một loại mì được làm từ bột lúa mì, sợi khá dày, dày nhất trong các loại mì phổ biến ở Nhật. Sợi mì có đường kính thông thường khoảng 1cm, cỡ bằng một cây đũa ăn cơm vậy. Tuy nhiên, ở Nhật có rất nhiều biến tấu về sợi mì udon. Tùy theo địa phương hoặc quán mì, có nơi làm dày hơn, có nơi làm mỏng hơn kích cỡ thông thường. Rồi còn tùy theo thời tiết nữa, mùa hè thì nhiều nơi làm cọng mì Udon mỏng hơn để dễ ăn hơn và ngon hơn khi dùng lạnh.
Mỳ udon lạnh
 Theo truyền thống, mì Udon được dùng chung với nước luộc thịt, ăn kèm với trứng chiên, các loại rau, cá, bánh bao, thịt lợn muối, tôm chiên. Mỗi món mì Udon đều có một tên riêng để phân biệt, ví dụ như kake udon, được làm từ nước luộc thịt đơn giản, ăn kèm với nước sốt cùng mirin và dashi – hai loại gia vị phổ biến của người Nhật; kitsune udon – được làm với đậu phụ chiên, hoặc yakiudon – mì Udon trộn chung với sốt đen. Tại nhà hàng Kimono, trên thực đơn luôn có hình ảnh các món mì Udon để thực khách dễ chọn lựa.
Với những sợi mì nhỏ qua tay người đầu bếp tài hoa của nhà hàng Kimono bạn đã có một bát mì Udon ngon tuyệt.
Nabe yaki udon (mỳ udon nóng với tôm tempura và trứng)
 Có rất nhiều cách để thưởng thức mì Udon tuỳ vào gia vị và cách chế biến. Màu hồng của thịt bò tươi ngon đặt bên màu vàng của trứng, vài cọng hành xanh trang trí cùng những rau quả được cắt tỉa đẹp mắt. Đó là món mỳ Udon với thịt bò. Khi thưởng thức, bạn cảm nhận được sợi mì giòn, mềm quện trong vị ngọt của thịt bò và trứng, cái hăng hăng của hành nơi đầu lưỡi. 
Gyuniku udon ( mỳ udon nóng với bò)

Tiếp theo phải kể đến là món Kitsune-udon.
Kitsune udon (mỳ udon nóng với váng đậu)
 Đây là món Kitsune-udon. Bạn nào biết tiếng Nhật nghe món này chắc sẽ giật mình, vì Kitsune trong tiếng Nhật có nghĩa là con cáo mà! Trong khi đó thật ra đây lại là món mì Udon dùng với tàu hủ ki ^^ Người Nhật giải thích như vầy, vì ngày xưa người ta hay nói con cáo thích ăn đậu hủ nên người ta đặt luôn tên cho món này là Kitsune-udon luôn. Chẳng biết thực hư thế nào nhưng cách giải thích nghe thật thú vị nhỷ?
Tempura udon (mỳ udon nóng với tempura)
   Hình trên đây là món tempura-udon dùng lạnh. Món này thì chắc chắn là đi vùng miền nào cũng có. Nước súp được đựng riêng trong cái bình nhỏ bên cạnh, khi ăn thì chan nước súp, rắc hành, bỏ củ cải bào vào, và nặn thêm ít chanh, rồi ăn. Món tempura-udon này dùng nóng cũng rất ngon. Vị ngọt và béo từ tempura hòa vào nước súp, làm tăng gấp bội hương vị đậm đà của món ăn này.
 
Yaki udon (mỳ udon xào hải sản)
 Đặt trên bát mì là màu xanh đậm của wakame, màu xanh non từ rau cải, màu xanh nhạt của cải thảo làm nổi bật miếng cà rốt được cắt tỉa đẹp mắt. Không chỉ mỳ udon nhà hàng Kimono còn rất nhiều loại thức ăn ngon, hấp dẫn thực khách như sashimi, sushi, yaki, tempura…. Mỗi món đều được chế biến cầu kỳ tạo nên hương vị thật khác biệt làm hài lòng những thực khách sành ăn nhất.

Cách làm mì udon


  1. 1
    Nước dùng dashi là nước cốt của cá ngừ hay cá thu gì đấy mình ko nhớ rõ vì mình ko tìm đc nên mình làm nước dùng disha theo cách thủ công
    Công thức nước dashi gồm có rong biển khô và cá thu bào sợi bịch này thì 68k rất đắt !!! nhưng mình sd ít thôi để lấy nước cốt
    bạn cần khoảng 1 ít lá rong biển khô mua ngoài chợ khoảng 8k 1 gói bạn lấy cỡ chừng 1 muỗng cafe rong biển thái nhỏ ngâm trong nước để nó nở ra 1 chút rồi bạn bắt 1 nồi nước lên sau đó cho rong biển vào ninh lấy nước, sau đó bốc 1 vốc tay cá thu bào khô cho vào nồi nêm nếm cho vừa rồi chắt lấy nước còn rong biển và cá thu bào bạn để riêng 1 góc đó để sử dụng ăn kèm với mì còn ko thì bỏ cũng đc
    TIP : lưu ý các bạn khi ngâm rong biển nó nở rất to gấp 10 lần sợi nhỏ ban đầu nên bạn sd ít rong biển thôi nhen
     Nước disha ta có thể sử dụng nhìu lần chỉ cần để lên ngăn đá rồi khi dùng lại thì ta chỉ cần rã đông ra và sử dụng tiếp
    Các nguyên liệu trên các bạn rữa sạch nấm thì dùng nấm gì cũng đc mình thì sử dụng nấm đông cô và rau cải thìa . Các bạn có thể thay nhìu loại cải và nấm khác cũng ko sao. Nấm các bạn ngâm rồi thái sợi nhỏ ra, cải thìa thì cắt ra ngâm muối cho sạch . Đậu hủ bạn dùng đậu hũ chiến sẽ ngon hơn, các bạn cắt hạt lựu đậu hủ ra nghen. Thanh cua và chả cá các bạn cắt khoanh tròn.
    Rồi cho tất cả các nguyên liệu vào nồi nấu chín. Nêm muối và nước tương vào cho vừa ăn
    Mỳ các bạn trụng rồi chín rồi vớt ra tô cho nước dùng mình đã nấu vào nếu ai muốn ăn trứng thì đập 1 trái trứng gà vô nhen ngon lắm đó
    Món này các bạn có thể thêm thịt vào hoặc thay những thứ mình thích ăn vào nó tựa tựa như mỳ gói vn vậy muốn ăn gì thì cứ cho vào.
    Chúc mọi người ngon miệng nha !!!

Cách ăn sushi tại các nhà hàng Nhật Bản

Sushi là một trong những món ăn không bao giờ thiếu trong các bữa ăn của người Nhật. Đặc biệt là những ngày lễ truyền thống... Sushi luôn xuất hiện trên bàn tiệc với đủ màu sắc và mùi vị.

Thưởng thức Sushi thì phải theo đúng cách của người Nhật
thì Sushi mới ngon theo đúng vị của nó. 
Tuy nhiên thưởng thức Sushi giờ không chỉ là “ độc quyền” của người Nhật mà đã trở thành niềm đam mê của nhiều nước trên thế giới. Nhưng để thưởng thức Sushi thì phải theo đúng cách của người Nhật thì Sushi mới ngon theo đúng vị của nó.  
Sushi thường được cắt theo khoanh, dùng ngay sau khi vừa được dọn ra, và ăn kèm với nước tương, wasabi và gừng ngâm chua. Khi dùng nên cho cả miếng vào miệng để cảm nhận trọn vẹn hương vị trong từng khoanh. Cái vị là lạ của cơm trộn dấm, vị ngầy ngậy và mát của cá sống cùng vị cay nồng của wasabi xông lên mũi.
2
Sushi thường được cắt theo khoanh, dùng ngay sau khi vừa được dọn ra,
ăn kèm với nước tương, wasabi và gừng ngâm chua.
1. Các bước thưởng thức như sau:
- Trước tiên, khi vào một nhà hàng bạn sẽ được cung cấp khăn nóng để lau tay cho thật sạch. Trong lúc chờ đợi, bạn sẽ gọi nước uống. Thông thường người Nhật sẽ dùng trà xanh (agari), được xem là thức uống thích hợp nhất khi ăn sushi.
- Bạn có thể chọn sushi theo từng phần (set menu) hoặc đặt riêng theo từng món yêu thích. Bạn cũng có thể hỏi người quản lý xem hôm đây có món sushi nào, nếu không rành bạn nên nhờ họ tư vấn trước.
- Nếu dùng thêm wasabi, bạn nên cho từ từ từng chút vào bát riêng, đến khi có được độ cay mong muốn. Lưu ý, cho wasabi vào một góc bát để giữ vẻ đẹp cho món ăn.
- Cách chấm nước tương cũng rất quan trọng vì có thể làm ảnh hưởng đến hương vị món ăn. Nên chấm phần mặt thức ăn vào nước tương. Không nên chấm vào phần cơm vì món sushi sẽ bị mặn.
- Nên ăn nguyên cả miếng để thưởng thức trọn vẹn hương vị trong từng khoanh sushi. Nếu miếng sushi quá lớn, bạn có thể cắn đôi và bỏ phần còn lại vào đĩa riêng của mình.

Nên ăn nguyên cả miếng để thưởng thức trọn vẹn hương vị trong từng khoanh sushi.
- Nếu thưởng thức cùng lúc nhiều loại sushi, sau mỗi loại, bạn nên ăn lát gừng ngâm chua. Gừng có tác dụng rửa sạch vị giác, giúp hương vị sushi không trộn lẫn vào nhau.
- Bạn có thể thưởng thức sushi cùng chút rượu sa-kê để xóa đi vị tanh nhẹ của đồ sống và dễ tiêu hóa hơn. Sushi thường cũng được dùng kèm nước tương đậu nành.
- Các đầu bếp Nhật thường hướng dẫn thực khách nhắm mắt khi ăn sushi để cảm nhận vị mằn mặn của muối, vị chua của giấm và vị giòn ngọt của hải sản tươi sống. Bên cạnh đó là vị cay nồng của wasabi cùng hương thơm dịu ngọt của cơm.
Nên chấm phần mặt thức ăn vào nước tương để món sushi không bị mặn.
2. Một vài lưu ý khác:
- Không dùng đũa của mình gắp thức ăn cho người khác. Nếu được mời, bạn nhớ quay đầu đũa để gắp thức ăn từ đĩa của họ.
- Gác đũa lên kệ đũa và đặt song song với khay sushi để mọi người biết bạn đã dùng xong.
- Theo phép lịch sự và để giữ vẻ thẩm mỹ cho đĩa thức ăn, bạn dùng những miếng sushi theo thứ tự từ ngoài vào trong. Không nên gắp ngay miếng ở giữa đĩa.
- Khi ăn nhà hàng có băng chuyền: Món ăn được di chuyển qua mặt khách. Bạn thích món nào thì tự lấy và thưởng thức.
Những đĩa thức ăn được phân chia theo màu sắc khác nhau. Mỗi màu tương ứng với một mức giá. Sau khi ăn xong, bạn nhớ xếp đĩa thành từng chồng ngay ngắn.
Khi ăn, bạn dùng những miếng sushi theo thứ tự từ ngoài vào trong.
Không nên gắp ngay miếng ở giữa đĩa.

Làm sushi, ‘quốc hồn’ của xứ sở hoa anh đào không hề khó như bạn vẫn nghĩ !

Nguyên liệu:

- 1 gói rong biển (có bán trong các siêu thị)
- 1/4 cốc gạo nếp
- 1 thìa đường
- Cá hồi
- Rau cải xanh (hoặc bất cứ loại rau nào cho màu xanh)

Cách làm:

Bước 1. Nấu cơm nếp. Món cơm nếp thơm, dẻo này sẽ có tác dụng kết dính các nguyên liệu. Sau khi cơm chín, xới cơm ra giá, để hơi nguội để dễ cuộn cơm

Bước 2. Thái cá hồi thành từng lát mỏng vừa ăn.


Bước 3. Chuẩn bị cuốn sushi:
- Trải chiếu cuốn sushi ra bàn bếp. Đặt các nguyên liệu bên cạnh. Để một bát nước sạch bên cạnh để làm ướt tay trước khi cuốn.

Bước 4. Xào rau cải trên chảo. Vớt ra để ráo mỡ.

Bước 5. Trải cơm nếp đều lên trên lá rong biển, khéo léo xếp các cọng rau vào giữa cơm. Không xếp rau thừa ra hai đầu quá nhiều vì khi cuốn chặt tay, nguyên liệu sẽ bị rơi ra ngoài.


Bước 6. Đặt lá rong biển lên trên chiếu cuốn (bạn cũng có thể cuốn tay không, không cần chiếu). Cuốn thật chặt tay. Vừa cuốn vừa bóp đều để sushi đều, đẹp.




Bước 7. Khi đã cuốn xong, đợi vài phút rồi lấy dao sắc cắt cuốn rong biển thành từng miếng sushi dày khoảng 1,5 – 2 cm. Xếp sushi vào đĩa.


Bước 8. Xếp những miếng cá hồi lên trên mỗi miếng sushi. Nếu muốn, bạn có thể cho cá hồi vào trong cơm và cuốn chung như ở bước 5.

Thế là bạn đã có món sushi cá hồi cơ bản ngon và rất dễ làm rồi. Hãy thưởng thức món ăn này với xì dầu hoặc wasabi nhé!


Những thay đổi hấp dẫn khách du lịch ở Nhật Bản

Mặc dù được xem là một quốc gia đắt đỏ nhưng đất nước Nhật Bản luôn nằm trong top những điểm đến lý tưởng của khách du lịch trên toàn thế giới

"Du lịch Nhật Bản" đang là cụm từ được nhắc đến nhiều trong những năm gần đây. Bên cạnh các địa điểm quen thuộc thì trong vài năm trở lại đây, những công trình kiến trúc cùng những điểm tham quan mới đua nhau mọc lên để thu hút du khách. Ngoài ra, sự thay đổi của các yếu tố xã hội và kinh tế cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến du lịch Nhật Bản.
 

Đồng yen Nhật giảm giá 


Hãy bắt đầu với một trong những điểm quan trọng nhất: đồng yen giảm giá mạnh. Vốn dĩ là một quốc gia đắt đỏ bật nhất thế giới, sự tụt giảm đáng kể này biến nước Nhật trở thành quốc gia ít đắt đỏ nhất trong khối các nước phát triển. Và điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến quyết định đi du lịch Nhật Bản của nhiều du khách trên thế giới

Mở rộng đường tàu cao tốc

Tàu cao tốc shinkansen – niềm tự hào của du lịch Nhật Bản – là một phương tiện giúp du khách du lịch Nhật Bản dễ dàng khám phá đất nước. Với một chuyến tàu, bạn chỉ mất 2 tiếng rưỡi để di chuyển từ thủ đô Tokyo đến cố đô Kyoto. Chẳng những gây ấn tượng bởi tốc độ mà nó còn khiến bạn cảm thấy như đang ngồi ở hạng ghế thương gia trên một chuyến bay.

Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của dân địa phương cũng như khách du lịch Nhật Bản, những đường tàu shinkansen đã được mở rộng đến thành phố của Aomori, nằm phía bắc đảo Honshū và thành phố phía nam của Kagoshima, nằm trên đảo Kyūshū. Vậy là từ nay, du khách có thể đi hết những vùng đất chính ở Nhật bằng shinkansen.

Kabuki đã trở lại Tokyo

 
Kabuki đã trở lại Tokyo
 
Vào tháng 4/2013, Kabuki-za – khu vực dành cho kabuki ở Tokyo – đã chính thức mở cửa trở lại sau thời gian dài tu sửa. Đây là tin cực vui dành cho các fan ruột của loại hình nghệ thuật này, đặc biệt là du khách nước ngoài khi đến du lịch Nhật Bản. Bởi vì không cần đến Kyoto mà ở ngay Tokyo, du khách đi tour Nhật Bản cũng có thể thưởng thức những màn biểu diễn độc đáo.

Những hãng hàng không giá rẻ tấn công thị trường Nhật Bản


Hai hãng hàng không Japan Airways và All Nippon Airways được hưởng những độc quyền về các chuyến bay nội địa trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, việc quy định đó được bãi bỏ đã mở ra cánh cửa cho những hãng hàng không giá rẻ. Từ nay, hai “ông lớn” của ngành hàng không Nhật sẽ phải đối diện với sự cạnh tranh quyết liệt của hơn 7 đối thủ. Trong khi đó, du khách khi muốn đếndu lịch Nhật Bản thì có được nhiều lựa chọn tiết kiệm hơn khi muốn bay đến những địa điểm xa xôi như Hokkaido và Okinawa.

Bùng nổ những nhà máy bia quy mô nhỏ


Nói về rượu bia ở Nhật, hầu hết du khách du lịch Nhật Bản đều chỉ nghĩ đến sake. Tuy nhiên với sự xuất hiện bùng nổ của các nhà máy bia quy mô nhỏ, ngày nay khi đến xứ sở mặt trời mọc, khách quốc tế còn có thể thưởng thức nhiều loại bia rượu khác nhau.

Khách sạn con nhộng (khách sạn Capsule)


Khách sạn con nhộng (khách sạn Capsule)

Ngày trước, loại hình khách sạn con nhộng thường dành cho những người đi làm trễ tàu về nhà nghỉ qua đêm. Hiện nay, hệ thống các khách sạn này được phát triển rộng khắp và dần trở thành một địa điểm dừng chân của khách du lịch Nhật Bản tự túc. Những khách sạn capsule nổi tiếng có thể kể đến là Capsule Ryokan Kyoto, Capsule & Sauna Century Shibuya (1-19-14 Dogenzaka) ở Tokyo hay First Cabin ở Osaka.

Tokyo Sky Tree

 
Tokyo Sky Tree

Vị trí tốt nhất để chiêm ngưỡng trọn vẹn vẻ đẹp rực rỡ của Tokyo là Tokyo Sky Tree ở Asakusa. Mở cửa từ năm 2012, “cây trời” này có chiều cao lên đến 634m và hai khu vực ngắm cảnh. Từ đây, du khách du lịch Nhật Bản có thể nhìn bao quát thành phố. Thậm chí nếu may mắn, bạn còn có thể nhìn thấy cả núi Phú Sĩ ẩn hiện ở phía Tây.

Theo bước chân của James Bond


Đảo Gunkai-jima (hay còn được biết đến với tên gọi Hashima-jima), cách Nagasaki khoảng 15km, từng được sử dụng làm bối cảnh cho căn cứ bí mật của nhân vật Raoul Silva trong phim điện ảnh Skyfall. Nhìn từ xa, Gunkai-jima như một chiến hạm khổng lồ. Để tham quan hòn đảo, du khách đến du lịch Nhật Bản có thể đặt tour tại các công ty du lịch ở Nagasaki.

Bảo tàng Maglev

 
Bảo tàng Maglev Nhật Bản

SCMaglev and Railway Park (www.nic-nagoya.or.jp/en/e/archives/3300) tọa lạc ở ngoại ô Nagoya chính thức mở cửa đón du khách vào tháng 3/2011. Đây là một bảo tàng, trưng bày đầy đủ các loại hình tàu lửa từ những toa tàu truyền thống, tàu lửa Maglev (tàu đệm từ) cho đến tàu ca tốc shinkansen. Nếu là một người yêu thích tàu lửa thì chắc chắn không thể bỏ qua địa điểm tuyệt vời này.

Nếu bạn đang có kế hoạch đi du lịch Nhật Bản mà chưa biết hành trình nên đi như thế nào hoặc chưa biết đặt tour Nhật Bản ở đâu cho tin tưởng thì hãy tham khảo chùm tour du lịch Nhật Bản này nhé. Đây là những tour du lịch Nhật Bản bán chạy nhất năm 2013. Hoặc nếu bạn muốn đi tour du lịch Nhật Bản bụi thì bạn có thể đặt phòng khách sạn Nhật Bản tại đâyVà tham khảo kinh nghiệm du lịch Nhật Bản
Dulichvietnam.com.vn

Các lễ hội phổ biến ở Nhật Bản hiện nay

Những lễ hội Nhật là các sự kiện lễ hội rất truyền thống, tuy rằng một vài trong số đó có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng chúng đã trải qua nhiều sự thay đổi đáng ghi nhận bởi sự hoà trộn của văn hoá địa phương.
Một lễ hội thì rất khác so với nguyên gốc. Chúng thậm chí không có điểm tương đồng nhỏ nào, mặc dù có cùng tên và tổ chức cùng ngày. Cũng có rất nhiều lễ hội địa phương (như Tobata Gion chẳng hạn) mà hầu hết chúng không được biết đến ở những quận khác. Người ta nói rằng bạn luôn tìm thấy một lễ hội đang diễn ra trên đất nước Nhật Bản.

Không giống như những người dân có nguồn gốc Đông Á, người Nhật thường không tổ chức Tết âm lịch (nó được thay thế bằng Tết dương lịch vào cuối thế kỉ 19). Mặc dù vậy những người Trung Quốc sống trên đất Nhật vẫn ăn Tết âm. Tại khu phố người Trung Quốc lớn nhất của Nhật ở Yokohama, khách du lịch từ khắp nước Nhật vẫn đến để thưởng thức lễ hội. Tương tự vậy, lễ hội Nagasaki Lantern được tổ chức tại khu dân cư Trung Quốc ở Nagasak

Những sự kiện có lễ hội

Những lễ hội thường được tổ chức với 1 hoặc 2 sự kiện chính, gồm các hoạt động ăn uống, giải trí và các trò chơi đầy màu sắc. Một vài lễ hội khác thì được tổ chức quanh đền chùa, ngoại trừ Hanabi (lễ hội pháo hoa), và những cuộc thi thể thao xung quanh, khác nơi mà người tham gia mặc khố (ví dụ như Hadaka Matsuri)

Những lệ hội địa phương (Matsuri)
Matsuri (祭?) là một từ tiếng Nhật nghĩa là lễ hội hoặc kì nghỉ. Ở Nhật, những lễ hội thường diễn ra tại đền chùa ở địa phương, mặc dù chúng có thể không hoàn toàn liên quan đến tôn giáo hay tín ngưỡng gì. 
Không có một ngày chính thức cho những lễ hội trên toàn đất nước. Ngày tổ chức thay đổi từ vùng này sang vùng khác trên toàn đất nước và thậm chí ở một số khu vực nhất định. Nhưng chúng thường hay diễn ra gần những ngày lễ đặc biệt như Setsubun hoặc Obon. Gần như mỗi vùng đều có ít nhất một lễ hội địa phương vào cuối mùa hè hoặc đầu mùa thu vào khoảng thời gian thu hoạch lúa.

Lễ hội địa phương đáng chú ý thường có những cuộc diễu hành đặc trưng với những xe rước được trang trí cầu kì và tinh xảo. Việc chuẩn bị cho những cuộc diễu hành thường tuỳ vào mức độ của những khu vục lân cận hay được gọi là machi. Trước đó, các kami địa phương có thể thực hiện các lễ nghi bổ sung ở mikoshi và diễu hành qua các đường phố.

Mọi người có thể tìm thấy ở xung quanh của matsuri các trại bán đồ lưu niệm và thức ăn như takoyaki và các trò chơi như bắt cá vàng. Cuộc thi hát Karaoke, những trận đấu sumo, và các hình thức giải trí khác thường được tổ chức cùng với matsuri. Nếu hội tổ chức ở khu vực hồ thì chèo thuyền cũng là một hoạt động đáng chú ý. 

Những phần được yêu thích của các matsuri nổi tiếng như Nada Kenda Matsuri của Himeji hoặc là Neputa Matsuri của Hirosaki thường được phát sóng trên tivi cho mọi người cùng chiêm ngưỡng.
Một vài ví dụ của những matsuri nổi tiếng là Jidai, Aoi và Gion Matsuri được tổ chức ở Kyoto; Tenjin Matsuri ở Osaka, ngoài ra còn có Kanda Matsuri, Sannō và Sanja Matsuri của Tokyo. Đặc biệt là Gion Matsuri, Tenjin Matsuri, và Kanda Matsuri là ba matsuri nổi tiếng nhất ờ Nhật Bản.
 

Các lễ hội có ngày cố định

• Seijin Shiki : Ngày thêm tuổi mới (Ngày thứ 2 của tuần thứ 2 của tháng 1)
• Hinamatsuri : Lễ hội búp bê (ngày 3 tháng 3)
• Hanami : Lễ hội ngắm hoa (cuối tháng 3 đầu tháng 4)
• Tanabata : Lễ hội sao (ngày 7 tháng 7)
• Shichi-Go-San: Lễ hội cho trẻ ở độ tuổi 3, 5,7 (ngày 15 tháng 11)
• Ōmisoka : Đêm giao thừa (31 tháng 12) 

Hồ nước ma thuật đổi màu theo thời tiết tại Nhật Bản

Hồ nước Xanh trở thành điểm du lịch hấp dẫn tại Nhật Bản với màu sắc ma thuật có thể thay đổi theo thời gian.
Với tình yêu quê nhà, nhiếp ảnh gia Ken Shiraishi đã dành nhiều công sức để chụp những bức ảnh về Hồ nước Xanh (Blue Pond), nơi ông đánh giá là đẹp nhất thế giới.
Ken Shiraishi cho biết, việc thay đổi màu sắc của ao là do một lượng chất nhôm hydroxit khá lớn trong nước.
Hiện tượng kỳ thú này khiến cho ao nước có màu xanh trong, trùng hợp với màu xanh của bầu trời khiến nhiều người tưởng rằng ao nước này đang phản chiếu lại màu sắc của trời xanh.
Nhiếp ảnh gia này cũng cho biết thêm, ông dành tới vài ngày trong năm ở đây để chụp lại cảnh sắc dưới các mức ánh sáng và khung giờ khác nhau.
Hồ nước Xanh nằm ở Biei, thuộc khu vực Hokkaido, chỉ cách ngọn núi lửa Tokachi khoảng 5 dặm.
Với nét độc đáo về màu sắc của mình, Hồ nước Xanh thu hút sự chú ý đặc biệt của du khách.
Rất nhiều người đến đây để chiêm ngưỡng hiện tượng kỳ thú này.
Tác giả dành hết tình yêu cho thiên nhiên quê nhà.

Văn hóa nhật bản, hình tượng một một dân tộc vĩ đại

Văn hóa của mỗi quốc gia luôn là phần linh hồn của quốc gia đó, nó được xây dựng trong suốt tiến trình hình thành và phát triển của mỗi dân tộc, vì thế nó giải thích tại sao mỗi đất nước lại có một nền văn hóa khác nhau. Văn hóa Nhật Bản cũng mang những đặc trưng riêng biệt của nó, biểu tượng cho sức mạnh tinh thần của con người Nhật Bản.
Văn hóa Nhật Bản là sự quan tâm lớn của không những là các bạn muốn đến sinh sống và học tập tại Nhật mà nó còn là một chủ để nghiên cứu trong nhiều trường đại học hiện nay. Tìm hiểu về văn hóa Nhật Bản là câu chuyện của không riêng gì những người yêu mến Nhật Bản mà còn cho ai tò mò khám phá đất nước nghèo tài nguyên nhưng giàu sức mạnh con người, giàu tinh thần võ sĩ đạo này.
 

Trong phạm vi bài viết này chúng ta sẽ không nêu ra những thành tựu cụ thể mà chỉ thông qua những thành tựu mà Nhật Bản đã đạt được để làm rõ xem văn hóa Nhật Bản đóng vai trò như thế nào trong toàn bộ quá trình hình thành và phát triển của đất nước này.

Văn hóa Nhật Bản đặc trưng bởi tinh thần võ sĩ đạo.

Văn hóa nhật bản thể hiện trong thời kỳ chiến tranh.

Nhật Bản, quốc gia bại trận trong Thế chiến thứ hai, đất nước không những không nhận được những ưu đãi mà còn phải hứng chịu bao nhiêu thảm họa khủng khiếp từ thiên nhiên. Sự tàn phá của chiến tranh, của thiên tai đã làm Nhật Bản nhiều lần phải đối mặt với biết bao khó khăn và thử thách, thế nhưng thực tế chứng minh họ vẫn phát triển không ngừng. Một phần bí ẩn của sự hồi sinh vươn lên không ngờ ấy chính là nền văn hóa Nhật Bản, yếu tố quan trọng tạo nên sức mạnh nội sinh, một động lực quan trọng thúc đẩy mọi bước đi của Nhật Bản. Hãy cùng tìm hiểu về văn hóa Nhật Bản để hiểu vì sao người Nhật có thể tạo nên sự đoàn kết, uy tín và sức mạnh phi thường đến khó tin.

Vấn đề giai cấp trong xã hội ảnh hưởng tới văn hóa nhật bản.

Một sự khác biệt rất lớn trong văn hóa Nhật Bản củng chính bởi sự phân hóa giai cấp trong xã hội. Quý tộc, võ sĩ và nông dân, thợ thủ công là ba tầng lớp chính trong xã hội Nhật Bản. Có thể đó cũng là nguyên nhân làm cho tư tưởng của đạo võ ăn sâu và thấm nhuần trong lối suy nghĩ của người Nhật khi mà võ sĩ trở thành một bộ phận chính trong xã hội. Sức mạnh tinh thần xuất phát từ nền văn hóa Nhật Bản đã tạo nên một nguồn nội lực vô tận cho toàn dân tộc Nhật chống chọi với bao khốc liệt và vươn lên không ngừng.
Giáo lý của võ đạo học trong văn hóa Nhật Bản rèn luyện cho con người những đức tính quan trọng và căn bản nhất mà người võ sĩ phải rèn luyện. Đó là tính ngay thẳng, trung thực và dũng cảm. Những đức tính này trong văn hóa Nhật Bản đặc trưng bởi hình ảnh những người võ sĩ chiến đấu không ngừng ngại, biết lúc nào cần phải sống, khi nào cần phải chết, sẵn sàng xông pha và xả thân mình trong mọi hòan cảnh. Đó là sự chân thành, nhân từ và đức lễ phép. Chân thành đi kèm với lễ phép, bởi sự tôn trọng chỉ khi xuất phát một cách chân thực mới có giá trị với người đối diện. Điều này không chỉ riêng văn hóa Nhật Bản mà nó còn là điểm chung của văn hóa phương Đông. Nếu dũng cảm, ngay thẳng tạo nên sự mạnh mẽ, công bằng trong khí phách người nam nhi thì chân thành và nhân từ gợi lên sự mềm mại từ sức mạnh của nữ giới. Ngay thẳng quá, mạnh mẽ quá thì có thể làm con người trở nên thô bạo, nhưng nhân hậu quá cũng có thể tạo nên sự nhu nhược; có lẽ vì thế mà đạo giáo võ học trong văn hóa Nhật Bản đã rèn luyện cả hai cho người võ sĩ. Đó còn là khả năng tự kiểm soát mình và coi trọng danh dự. Ý thức sâu sắc về thanh danh mình là một động lực thúc đẩy con người tiến lên và bảo vệ giá trị của bản thân. Võ học đòi hỏi người võ sĩ phải biết kiềm chế cảm xúc và suy nghĩ của mình, không được biểu hiện ra ngoài dù là vui mừng hay giận dỗi. Có thể đó cũng là một nét làm nên sự bí ẩn của con người của con người Nhật, điểm đặc biệt của văn hóa Nhật Bản.

Yếu tố tôn giáo trong văn hóa nhật bản

Trong văn hóa Nhật Bản, tôn giáo đóng vai trò làm động lực quan trọng thúc đẩy sức mạnh bên trong con người. Yếu tố tâm linh không được sử dụng một cách mê tín, mù quáng mà được người Nhật khai thác để phục vụ cho quá trình phát triển con người, có giá trị tinh thần, phục vụ cuộc sống, tạo nên những đặc trưng khác biệt cho văn hóa Nhật Bản. Cái vẻ bí ẩn của người Nhật được bắt nguồn từ ý chí, sự nỗ lực nuôi dưỡng đam mê, theo đuổi mục đích của mình. Và trong hoàn cảnh điều kiện cần thiết sức mạnh nội sinh ấy sẽ bùng lên mạnh mẽ, đốt cháy mọi trở ngại trên đường đi của họ, tỏa ra thành những thành tựu vật chất vĩ đại.

Văn hóa Nhật Bản - Nền văn hóa ít sự pha trộn.

Củng có không ít những ý kiến cho rằng do nước Nhật có một truyền thông phát triển lâu dài, không bị xam lược tính cho tới thời điểm năm 1945 nên rất ít bị pha trộn ép buộc mà thay vào đó là một sự du nhập hợp lý của các luồng văn hóa cũng như tôn giáo vào đất nước này và sau đó chính họ đã tạo nên cái riêng, cái sâu xa trong văn hóa Nhật Bản. Có thể nói văn hóa Nhật Bản là nền văn hóa giàu bản sắc dân tộc.
Không thể nói một cách đơn thuần rằng văn hóa Nhật Bản hoàn toàn là sự phát triển riêng của nước Nhật, mà ở đây nó là sự kết hợp thông minh, một sự phát triển biến những cái gì tiên tiến hiện đại thành cái của mình và từ đó chuyển hóa nó thành những thành công của riêng họ.

Qua hàng ngàn năm hình thành và phát triển, tuy chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc và phương Tây, nhưng người Nhật cũng đã tạo dựng cho mình một nền văn hóa Nhật Bản đặc trưng với nhiều nét độc đáo riêng. Một Nhật Bản hiện đại đang vươn lên với sức mạnh nội sinh phi thường dù phải gánh chịu bao nhiêu khắc nghiệt từ thiên nhiên. Tìm hiểu văn hóa Nhật Bản để thấy rằng văn hóa Nhật Bản là đại diện tiêu biểu cho một nền văn hóa cân đối, hài hòa, phong phú và phát triển về nhiều mặt. Và đó cũng là lý giải cho sự vươn lên thần kỳ của một Nhật Bản hôm nay.
 

Khát Quát Lịch Sử Nhật Bản


Nhật Bản thuộc vùng ôn đới, có 4 mùa rõ rệt. Gồm 4 đảo chính, theo thứ tự từ bắc xuống nam là: Bắc Hải Ðạo (Hokkaido). Bản Châu (Honshu), Tứ Quốc (Shikoku) và Cửu Châu (Kyushu) và hàng ngàn đảo nhỏ. Nhật Bản còn có mỹ danh là xứ Anh Ðào
Vì người Nhật rất thích nên trồng cây hoa Anh Ðào khắp nước, hay xứ Mặt Trời Mọc (The Land of Rising Sun) vì Nhật Bản là quốc gia ở vùng cực đông. Vào thế kỷ thứ 4, Nhật Bản đã lấy tên nước là Ðại Hòa (Yamato), vì vậy người Nhật còn được gọi hay nhận là Hòa Nhân. Thời xưa, Trung Hoa gọi Nhật Bản là "Nụy Quốc" (nước của những người lùn) hay "Phù Tang" (sứ có nhiều cây Phù Tang, tức một loại cây dâu). Năm 670, đầu niên hiệu Hàm Hưởng nhà Ðường, Nhật Bản gởi một sứ bộ đến chúc mừng triều đình Trung Quốc nhân dịp vừa bình định Cao Ly (Triều Tiên) và từ đó được đổi tên là Nhật Bản. 
Theo thần thoại Nhật Bản trong Cổ Sự Ký (Kojiki) viết vào đầu thế kỷ thứ 8, thuở ban sơ, vũ trụ chưa có hình thù. Có tới tám trăm vạn thần linh, sống ở trên Cánh Ðồng Trời, từ đó nhìn xuống chì thấy bóng tối, sương mù và nước. Hai vị thần trong tuổi thanh xuân là chàng Izanagi và nàng Izanami nhận nhiệm vụ làm cho mặt đất đi theo đời sống mà sinh sôi nẩy nở. Họ bước qua Thiên Phù Kiều là chiếc cầu nối trời và đất, quậy sóng cho kết đọng lại mà thành đảo Onogoro và xuống đó, đây là sáng tạo đầu tiên của họ. Họ bắt tay dựng trụ trời và xây nhà trên quê hương mới. 
Rồi hai vị thần trẻ quên mình là thần linh, sống như con người, kết hôn với nhau sinh "con" đầy đàn... là những đảo khác tạo thành quần đảo Nhật Bản ngày nay. Rồi Izanagi sinh ra thần Mặt Trời (Amaterasu = Thiên Chiếu Ðại Thần) là nữ thần nhan sắc và ánh sáng (tượng trưng cho phụ nữ Nhật) từ mắt trái, thần Mặt Trăng (Tsukiyomi) từ mắt phải và thần Bão (Susanoo) từ mũi của mình. 
Sau đó, nữ thần Mặt Trời phái cháu trai của mình là Ninigi giáng thế, chinh phục vùng Izumo. Ninigi gặp và lấy con gái sinh đẹp của thần Oyamatsumi sinh ra hai con trai là Hoderi và Hoori . Hoori sau lấy công chúa Thủy Cung Toyotama sinh được một con trai. Người con trai này lấy em gái của Toyotama sinh ra bốn hoàng tử, họ chinh phục xứ Yamato (Ðại Hòa). Sau khi các anh chết, hoàng tử út lên ngôi xưng là Thiên Hoàng Jinmu (Thần Vũ), đó là Thiên Hoàng đầu tiên gọi là Hoàng Kỷ (kỷ nguyên Thiên Hoàng), cai trị xứ Yamato tức Nhật Bản năm 660 BC... truyền tới nay là 125 đời. 
Dân tộc Nhật Bản nguyên là kết hợp của những người bản địa và di dân xa xưa như người Eskimo từ phương bắc, Trung Hoa hay Triều Tiên từ phương tây và một số đảo quốc ở phương nam. Sau đó đất nước phát triển tháp nhập thêm sắc dân Inu ở Bắc Hải Ðạo và dân Okinawa.
Nguyên có khoảng 100 bộ lạc hay 100 xứ, với vua hay nữ hoàng và tôn giáo riêng. Nhưng từ thời đại Ðại Hòa (Yamato) hay còn gọi là Cổ Phần (Kofun) vì có nhiều phần mộ lớn, thế kỷ thứ 4, sau khi thống nhất đất nước thì chỉ có 1 dòng họ làm vua và 1 tôn giáo dân tộc là Thần Ðạo (Shinto). Thật vậy, Thiên Hoàng Nhật thuộc một dòng họ duy nhất truyền từ xưa tới nay gồm 125 đời, trong số đó, thời xa xưa có 6-7 đời Thiên Hoàng là phụ nữ. Theo truyền thuyết Thần Ðạo, vua được coi là con trời nên tự xưng là "Thiên Tử" (Tenshi) hay còn gọi là "Thiên Hoàng" (Tenno, Sumeragi, Sumerogi) chứ không gọi là "Hoàng Ðế", còn người Nhật là con cháu Thái Dương Thần Nữ/Nữ Thần gọi là "Amaterasu Omikami" (Thiên Chiếu Ðại Thần hay Thiên Chiếu Ðại Ngự Thần) nên họ thờ Mặt Trời. Thời xứ quân với các Tướng Quân (Shogun) làm lãnh chúa, Thiên Hoàng yếu thế, có khi bị xứ quân uy hiếp hoặc ám hại, nhưng không ai cướp ngôi vua. Ðến thời Minh Trị (Meiji) Thiên Hoàng đánh bại xứ quân Ðức Xuyên (Tokugawa), chấm dứt loạn xứ quân và thâu tóm quyền lực vào tay Thiên Hoàng.
Về tôn giáo, thời Thánh Ðức Thái Tử (Shotoku Taishi, một Thiên Hoàng lỗi lạc), từ năm 593 đã cổ võ Phật Giáo và sau đó họ cũng có "Tam Giáo Ðồng Nguyên" là Thần Ðạo, Nho Giáo và Phật Giáo. Nay thì có nhiều tôn giáo lớn và hàng trăm giáo phái nhỏ. Họ trọng tư tưởng, mỹ thuật và sức mạnh
Thiên Hoàng hiện nay là đời thứ 125, tên Minh Nhân (Akihito), sinh ngày 23/12/1933, lên ngôi năm 1989, hiệu là "Bình Thành" (Heisei), với ý nghĩa là thành đạt hòa bình. Nhật Bản cũng như Thái Lan, Ðài Loan hiện nay hay Việt Nam... khi xưa, vẫn dùng niên lịch thính theo niên hiệu vua đang tại vị, như năm 1997 tức "Heisei" 9, năm 1945 tức "Showa 20" , người không quen sẽ khó tính ra dương lịch vì vậy đôi khi giấy tờ phải ghi thêm dương lịch bên cạnh. Thiên Hoàng Akihito là nhà sinh hóa về cá, viết sách... Kết hôn năm 1959 với cô Mỹ Trí Tử (Michiko) sinh năm 1934, con một thương gia. Hoàng Hậu Mỹ Trí Tử thích văn học, âm nhạc, thủ công, quần vợt... Họ có 3 người con là Hoàng Thái Tử Ðức Nhân (Naruhito) sinh ngày 23/2/1960 kết hôn với cô Chính Tử (Masako Owada) năm 1993 có một gái, công chúa Aiko, sinh ngày 1 tháng 12, 2001. Hoàng Tử Thu Tiểu Chi Cung (Akishinonomiya) sinh năm 1965 kết hôn với Kỷ Tử (Kiko) năm 1990, sinh được 2 con gái và một hoàng tử và Công Chúa Kỷ Cung (Norinomiya Sayako) sinh năm 1969 và đã kết hôn.
1- Thời đại Thằng Văn (Jomon) khoảng 8.000 năm: 8.000 năm - thế kỷ thứ 3 trước kỷ nguyên.
Gọi là Thằng Văn vì các đồ gốm có trang trí các tua hình dây thừng hay có in hoa văn hình dây thừng. Sinh hoạt bằng săn bắn và đánh cá.
2- Thời đại Di Sinh (Yayoi) khoảng 600 năm: Thế kỷ thứ 3 trước - thế kỷ thứ 3 sau kỷ nguyên.
Chịu ảnh hưởng văn hóa Triều Tiên, Trung Hoa. Ðã bắt đầu trồng lúa và biết dùng kim thuộc.
3- Thời đại Ðại Hòa (Yamato) khoảng 400 năm: Thế kỷ thứ 4 - hậu bán thế kỷ thứ 7.
Vương tộc và hào tộc xây cổ phần (ngôi mộ lớn). Cuối thời này xuất hiện thêm thời đại Phi Ðiểu (Asuka).
4- Thời đại Na Lương (Nara) từ năm 710, kéo dài 74 năm:
Chọn Nara làm kinh đô.
5- Thời đại Bình An (Heian) từ năm 794 kéo dài khoảng 400 năm:
Chọn Kinh Ðô (Kyoto) làm kinh đô. 
6- Thời đại Liêm Thương (Kamakura) từ năm 1192 kéo dài khoảng 140 năm:
Bắt đầu thời đại Mạc Phủ (Makufu) tức Sứ Quân (Shogun) và Vũ Sĩ (Samurai).
7- Thời đại Thất Ðinh (Muromachi) từ năm 1338 khoảng 240 năm:
Giữa thời này loạn lạc khắp nơi, nên giai đoạn này gọi là thời đại Chiến Quốc (Sengoku).
8- Thời đại An Thổ Ðào Sơn (Azuchi Momoyama) từ hậu bán thế kỷ 16 kéo dài khoảng 30 năm:
Chức Ðiền Tín Trường (Orita Nobunaga) và Phong Cơ Tú Cát (Toyotomi Hideyoshi) thống nhất Nhật Bản.
9- Thời đại Giang Hộ (Edo) từ năm 1603 kéo dài khoảng 260 năm:
Ðức Xuyên Gia Khang (Tokugawa Ieyasu) lập Mạc Phủ (Makufu, như phủ chúa thời Trịnh - Nguyễn bên Việt Nam, lấn áp cả Thiên Hoàng) ở Giang Hộ tức Ðông Kinh (Tokyo) ngày nay.
10- Thời đại Minh Trị (Meiji, 1868 - 1912) được coi là thời Cận Ðại và Ðại Chính (Taisho 1912 - 1926),
Chiêu Hòa (Showa 1926 - 1989), Bình Thành (Heisei 1989- ) được coi là thời Hiện Ðại, từ 1868 tới nay.
Nhật Bản và các nước
1) Nhật Bản trước thế chiến thứ hai
Thời Minh Trị, do áp lực của Hoa Kỳ, Nhật Bản chịu mở cửa, Hoa Kỳ cùng các đại cường Anh, Pháp, Nga đã ép Nhật Bản ký những hiệp ước bất bình đẳng. Như tính theo vàng thì 1 Mỹ Kim = 2 Yen, nhưng Hoa Kỳ bắt ép đổi lấy 4 Yen. Thương gia Hoa Kỳ đổi 1 Mỹ Kim ra 4 Yen rồi đem 4 Yen qua Hồng Kông hay Thượng Hải đổi lại thành 2 Mỹ Kim. Các cường quốc thì lo ngại một ngày kia Nhật Bản sẽ vùng lên nên hạn chế việc truyền kiến thức kỹ thuật cho Nhật Bản. Nhật Bản phải nhẫn nhục đi học đế quốc hạng nhì như Hà Lan... về đúc súng và đóng thuyền để chờ ngày phục hận. Về tàu chiến, Hoa Kỳ và Anh ép Nhật phải chấp nhận nguyên tắc 5-5-3, tức Hoa Kỳ và Anh làm 5 thì Nhật Bản chỉ được làm 3... 
Nhưng rồi từ từ Nhật Bản cũng học đuợc của Âu Mỹ 3 điều chính: kỹ thuật, tinh thần dân chủ cũng như tinh thần đế quốc. Khi Nhật Bản bắt đầu hùng mạnh, cụ thể là chiến thắng oanh liệt hạm đội Nga tại eo biển Ðối Mã năm 1905. Các đế quốc cũ lo sợ, tìm mọi cách hạn chế việc sản xuất vũ khí nhất là tầu chiến của Nhật. Nước Nhật dân đông, lại quá ít tài nguyên, nên Nhật Bản lại cần tài nguyên và thị trường hơn cả các đế quốc đi trước. Thế là học gây chiến tranh
2) Nhật Bản trong thế chiến thứ hai 
Trong khi Hitler khai chiến ở Âu Châu thì Nhật Bản hỗ trợ bằng cách khai chiến ở Á Châu năm 1939, cụ thể là bất ngờ mở trận không tập Trân Châu Cảng (Honolulu, Hawaii) . Nhật Bản đã thắng lớn trong trận này nhưng vô tình đưa Hoa Kỳ vào cuộc chiến. Nhật Bản đem lòng dũng cảm ra đối đầu với Hoa Kỳ là nước hơn trội về kỹ thuật, tài nguyên và nhân lực. Khoảng 3,1 triệu binh sĩ và thường dân Nhật đã hy sinh vẫn không cản được bước tiến của binh sĩ Hoa Kỳ. Hoa Kỳ ngay khi khai phát ra bom nguyên tử, để tiết kiệm xương máu và mau chấm dứt cuộc chiến, đã quyết định thả 2 qủa bom nguyên tử xuống Quảng Ðảo (Hiroshima) ngày 6/8/1945 và Trường Kỳ (Nagasaki) ngày 9/8/1945. Ngày 14/8/1945, Nhật Hoàng Hirohito lần đầu tiên lên tiếng trên đài phát thanh kêu gọi đầu hàng vô điều kiện.
Thời đó, Nhật Bản có khoảng 10 hàng không mẫu hạm (nay thì không còn chiếc nào) và khoảng 28.000 phi cơ, trong khi Hoa Kỳ có khoảng 15 hàng không mẫu hạm và khoảng 100.000 phi cơ. Vũ khí cá nhân của lính Nhật Bản là súng tường 38 nặng gần 4 kg, nạp đạn bắn từng phát một, trong khi lính Hoa Kỳ dùng súng Carbin M1 nặng 2,5 kg, bắn không cần lên đạn, liên tục 1 băng 30 phát. Nhật Bản phải đi mua dầu, trong khi dầu hỏa của Hoa Kỳ gần như vô tận... Vì qúa chênh lệch về phương tiện như vậy nên lính Nhật đã phải hy sinh rất nhiều, lấy sự dũng cảm cũng như động viên dân chúng để bù đắp cho sự thiếu thốn. Qua Thế Chiến Thứ 2, Nhật Bản chết khoảng 3,1 triệu người, trong số đó có 2,3 triệu binh sĩ. Thường dân đa số bị chết do trận không tập Ðông Kinh ban đêm ngày 10/3/1945, khi không quân Hoa Kỳ huy động tối đa lực lượng ở á Châu, gồm hàng ngàn máy bay, mà chủ yếu là oanh tạc cơ B29 mở trận oanh tạc đêm ngay trên thành phố khiến cho khoảng 200.000 người thiệt mạng. Hàng năm, ngày 10/3 được coi là ngày "Hòa Bình Ðông Kinh". Và 2 trái bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki khiến cho khoảng 200.000 khác người thiệt mạng. .
3) Nhật Bản sau thế chiến thứ hai
Hội nghị Yalta II của các lãnh tụ Ðồng Minh gồm Tổng Thống Hoa Kỳ Harry S. Truman, Chủ Tịch Nga Stalin, Thủ Tướng Anh Winson Churchill và Tổng Thống Trung Hoa Tưởng Giới Thạch quyết định số phận 2 nước bại chiến Ðức Quốc và Nhật Bản. Hội nghị quyết định chia Ðức Quốc làm 2, 1 nửa phía tây do Hoa Kỳ, Anh Quốc và Pháp Quốc, 1 nửa phía đông do Liên Sô chi phối. Nhật Bản thì bị chia làm 3, miền bắc do Liên Sô, miền trung do Trung Hoa, miền nam do Hoa Kỳ chi phối và đặc biệt xử tử Nhật Hoàng Hirohito cũng như một số lãnh tụ chính trị và quân sự như những tội phạm chiến tranh.
Thống Tướng Mac Arthur là Tư Lệnh Lực Lượng Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương đồng thời chỉ huy cuộc chiếm đóng Nhật Bản được lệnh thi hành quyết định của hội nghị Yalta II. Khi nghe tin này, hàng trăm ngàn người Nhật đã tràn xuống đường phố giăng biểu ngữ phản đối, yêu cầu rút lại quyết định của phe Ðồng Minh. Từng đoạn đường Thống Tướng Mac Arthur đi qua, một số cựu chiến binh Nhật qùy xuống, hướng về phía mặt trời biểu tượng của Nhật Hoàng và tổ quốc họ rồi mổ bụng tự sát để tỏ lòng trung thành của họ.
Trước dũng khí của người Nhật, Thống Tướng Mac Arthur không dám thi hành quyết định của hội nghị Yalta II. Ông không muốn Hoa Kỳ mang tiếng đã giết vị Thiên Hoàng thiêng liêng của họ, vì sẽ để lại vết nhơ muôn đời trong lịch sử Nhật Bản. Thiên Hoàng Hirohito là tư lệnh tuyệt đối, tất nhiên ông đã từng ra lệnh và có trách nhiệm về cuộc chiến, nhưng cạnh đó ông là biểu tượng của dân tộc Nhật Bản, một dòng họ duy nhất truyền liên tục 124 đời, giết ông là tạo vết thương lớn trong lòng toàn thể dân tộc Nhật. Ông đã khẩn cấp gọi điện báo cáo cho Tổng Thống Truman. Tổng Thống Truman liền liên lạc với các vị nguyên thủ kia, cuối cùng phe Ðồng Minh đồng ý hủy bỏ quyết định ở hội nghị Yalta II.
Người Nhật dù thất trận đã tỏ được lòng dũng cảm và yêu nước của họ khiến thế giới phải nể phục. Rồi với sự hỗ trợ của Hoa Kỳ, chỉ 15 - 20 năm sau họ đã nhanh chóng phục hồi và trở lại vai trò cường quốc và nay vượt qua cả nhiều cường quốc từng chiến thắng họ
Nhatban.net.vn